Vải jeans trong thời trang và đời sống: Không chỉ là quần áo

Vải jeans, không chỉ là một chất liệu bền bỉ mà còn là biểu tượng thời trang vượt thời gian. Từ những chiếc quần jeans cổ điển được yêu thích khắp thế giới đến các sản phẩm trang trí nội thất hiện đại, denim đã chứng tỏ sự đa dạng và tính linh hoạt của mình. Hãy cùng khám phá hành trình phát triển của vải jeans và những ứng dụng sáng tạo của nó trong cuộc sống hiện đại.

Vải jeans là gì?

Vải jeans hay còn gọi là vải denim, vải bò, cái tên quen thuộc này xuất phát từ sự phổ biến của những chiếc quần jeans trong cuộc sống hàng ngày. Đây là chất liệu được dệt từ sợi cotton duck được kết hợp với sợi bông thô mang lại sự bền bỉ, dày dặn cho sản phẩm. Để làm ra loại vải denim, người ta dùng kiểu dệt kết hợp nhiều sợi trắng và sợi chàm, trong đó sợi chàm chạy dọc và sợi trắng chạy ngang. 

Vải jeans trong thời trang và đời sống: Không chỉ là quần áo
Chất liệu vải jeans ngày nay đa dạng màu sắc

Ngoài ra, vải jeans thường được trộn với chất liệu polyeste và lycra để tăng độ co giãn, chống co rút và chống nhăn hiệu quả.

Màu xanh lam đặc trưng của vải denim bắt nguồn từ thuốc nhuộm chàm (indigo) được sử dụng trong quá trình sản xuất. Loại thuốc nhuộm tự nhiên này đã tạo nên nét đặc trưng cho chất liệu jeans truyền thống, đồng thời mang đến cho các sản phẩm thời trang vẻ đẹp riêng.

>>>Đọc thêm: Tại sao vải lụa ngọc trai có giá thành cao trên thị trường?

Lịch sử vải jeans

Vải denim, tiền thân của vải jeans xuất hiện lần đầu tiên tại Nimes, Pháp vào thế kỷ 17 với tên gọi “Serge de Nimes”. Loại vải này được dệt từ sợi bông theo kỹ thuật twill, tạo nên độ bền bỉ và chắc chắn. Sau một thời gian, kiểu dệt này được đã trở nên phổ biến ở mọi nơi và lan sang nước láng giềng Ý. Ban đầu, chất liệu này được sử dụng để may trang phục cho công nhân lao động, thủy thủ và cao bồi.

Vải jeans trong thời trang và đời sống: Không chỉ là quần áo
Vải jeans trong lịch sử

Thành phố cảng Genova, Ý đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất “Serge de Nimes” và nhanh chóng trở thành trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới loại vải này. Do tên tiếng Pháp của Genoa là “Genes”, nên cái tên “quần jean” vẫn được sử dụng khi Serge de Nimes được ưa chuộng trở lại trong thời kỳ khai thác vàng ở Mỹ.

Vào thế kỉ XIX, khi nhà sản xuất Levis Strauss đến thăm những mỏ vàng ở California, ông nhận được nhiều phản ánh của công nhân về tình trạng liên tục bị rách quần áo khi làm việc. Levis Strauss liền nảy ra ý tưởng sản xuất những bộ quần áo với chất liệu bền bỉ, dày dặn và chắc chắn hơn. Ông nhanh chóng cho ra mắt những sản phẩm quần jeans được may từ chất liệu cotton dày dặn, chắc chắn và được gia cố bằng khuy kim loại ở các vị trí quan trọng để tăng độ bền và sử dụng lâu dài.

Vải jeans trong thời trang và đời sống: Không chỉ là quần áo
Levis Strauss – người mở đầu cho kỉ nguyên jeans

Năm 1873 đánh dấu bước ngoặt lịch sử cho sự ra đời và phát triển của quần jeans cùng thương hiệu huyền thoại Levi Strauss. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, Levi Strauss vẫn tiếp tục gặt hái thành công và khẳng định vị thế thống trị trong ngành công nghiệp thời trang.

>>>Đọc thêm: Vải cotton lụa – Khám phá sự kết hợp giữa 2 chất liệu hoàn hảo

Vải jeans ngày nay

Vải jeans đã được dùng rộng rãi để may quần jeans từ những năm 1850. Không có loại trang phục nào khác tồn tại lâu bền trong văn hóa Mỹ như quần jeans xanh, khiến chiếc quần Levi’s trong tủ đồ trở thành một biểu tượng thời trang.

Tại sao vải lụa ngọc trai có giá thành cao trên thị trường?
Vải jeans ngày nay

Theo thời gian, các nhà sản xuất dệt may tại Mỹ đã mở rộng sản xuất các mặt hàng khác từ vải denim và ngày nay, bạn có thể mua cả các sản phẩm trang trí nhà cửa làm từ loại vải này. Mặc dù trước đây việc sản xuất quần jeans xanh chủ yếu diễn ra ở Hoa Kỳ, nhưng cuối thế kỷ 20, phần lớn hoạt động sản xuất jeans đã được chuyển ra nước ngoài.

Vải jeans ngày nay có vô số biến thể và đã được pha trộn với nhiều loại vải và kiểu dệt khác nhau, khi các nhà thiết kế liên tục sáng tạo để phát triển các xu hướng thời trang mới. Trong khi đó, những chiếc quần Levi 501 truyền thống vẫn giữ vững sự phổ biến trên toàn cầu và một ngành công nghiệp nhỏ đã hình thành xung quanh “denim thô”, trở thành một phần không thể thiếu trong từ điển thời trang của giới hipster. Sự quan tâm đến jeans trên toàn thế giới vẫn rất mạnh mẽ, và tiếp tục phát triển cho đến thời điểm hiện tại.

Quy trình sản xuất vải jeans

Quy trình sản xuất jeans bao gồm 3 bước:

1. Sơ chế bông:

  • Quá trình sơ chế: Bông sau khi thu hoạch sẽ trải qua các bước làm sạch, phơi khô, tách búi để loại bỏ tạp chất.
  • Vận chuyển và xử lý: Tiếp theo, bông được vận chuyển đến nhà máy sản xuất và đưa vào máy kéo sợi để tạo thành sợi bông thô.
  • Lựa chọn màu sắc: Sợi bông có thể được nhuộm màu theo ý muốn hoặc giữ nguyên màu trắng tự nhiên.

2. Dệt vải jeans:

  • Tăng độ cứng và độ bền: Sợi bông được nhúng qua lớp keo mỏng để tăng độ cứng và độ bền cho vải jeans thành phẩm.
  • Dệt thành tấm vải: Sợi bông đã qua xử lý được dệt thành những tấm vải jeans khổ lớn bằng khung dệt chuyên dụng.
  • Cắt may thành phẩm: Vải jeans được cắt may thành nhiều sản phẩm khác nhau theo thiết kế và kích cỡ mong muốn.

3. Hoàn thiện sản phẩm:

  • Loại bỏ chỉ thừa và xơ vải: Sau khi may, người ta sẽ loại bỏ chỉ thừa và xơ vải còn sót lại để vải được thẳng và không bị xoắn.
  • Kiểm tra chất lượng: Vải jeans được kiểm tra chất lượng để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về độ bền, màu sắc và đường may.
  • Thành phẩm hoàn chỉnh: Cuối cùng, vải jeans hoàn thành và sẵn sàng để được đưa ra thị trường.

Đặc điểm vải jeans

Ưu điểm:

  • Độ bền cao: Chất liệu jeans ra đời với mục đích đáp ứng nhu cầu về độ bền cho công nhân, vì vậy nó sở hữu khả năng chống chịu tác động mạnh và không dễ rách.
  • Khả năng chống mài mòn tốt: Denim thường được dệt theo kiểu sợi chéo (twill weave), trong đó sợi dọc và sợi ngang đan chéo với nhau. Kiểu dệt này tạo ra một bề mặt chắc chắn và bền vững, giúp vải jeans chống lại sự mài mòn hiệu quả hơn.
  • Giữ form dáng tốt: Vải jeans được dệt từ sợi cotton với mật độ cao, tạo nên cấu trúc dày đặc và chắc chắn. Điều này giúp vải jeans có khả năng chống nhăn, co giãn và xô lệch hiệu quả, giúp quần áo giữ form dáng lâu dài.
  • Dễ bảo quản: Vải jeans có thể giặt tay hoặc giặt máy mà không lo bị bai màu hay co giãn.
Tại sao vải lụa ngọc trai có giá thành cao trên thị trường?
Vải jeans có độ bền cao

Nhược điểm:

  • Trọng lượng nặng: Denim thường khá dày và nặng, gây cảm giác không thoải mái khi mặc trong thời tiết nóng hoặc hoạt động nhiều.
  • Thời gian khô lâu: Do độ dày và cấu trúc của vải, quần áo làm từ denim thường mất nhiều thời gian để khô hoàn toàn sau khi giặt, gây bất tiện trong những ngày ẩm ướt hoặc khi cần sử dụng gấp.
  • Không co giãn: Trừ khi có sự pha trộn với các chất liệu co giãn như spandex, denim thuần túy ít co giãn, gây hạn chế trong việc cử động và có thể không phù hợp với các hoạt động đòi hỏi sự linh hoạt.
  • Phai màu: Vải denim dễ bị phai màu qua thời gian, đặc biệt là khi giặt nhiều. Điều này có thể làm mất đi vẻ đẹp ban đầu của sản phẩm và khiến màu sắc trở nên không đồng đều.

Ứng dụng vải jeans

Vải denim, nổi tiếng với độ bền bỉ, co giãn tốt và phong cách thời trang bụi bặm, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:

Thời trang:

  • Quần áo: Quần jean là “vedette” không thể thiếu, với muôn vàn kiểu dáng như skinny, straight, bootcut, boyfriend,… Áo khoác denim mang đến vẻ ngoài khỏe khoắn, cá tính. Váy và chân váy denim năng động, trẻ trung. Áo sơ mi mỏng tạo nên phong cách mạnh mẽ.
  • Phụ kiện: Túi xách, ba lô, túi đeo chéo từ chất liệu jeans bền bỉ, chống mài mòn.
Tại sao vải lụa ngọc trai có giá thành cao trên thị trường?
Quần áo làm từ chất liệu vải jeans

Đồng phục và trang phục bảo hộ:

  • Đồng phục công nhân: Nhờ tính bền bỉ và khả năng chống mài mòn, vải jeans thường được sử dụng để làm đồng phục cho công nhân trong các ngành công nghiệp và xây dựng.
  • Trang phục bảo hộ: Quần áo bảo hộ làm từ vải jeans được sử dụng trong nhiều ngành nghề yêu cầu độ bền cao và bảo vệ người lao động khỏi các yếu tố nguy hiểm.
Tại sao vải lụa ngọc trai có giá thành cao trên thị trường?
Quần áo bảo hộ làm từ chất liệu vải jeans

>>>Đọc thêm: 4 “cool kid” lớp 11 khiến netizen phục sát đất với BST tái chế từ vải jeans cũ: Thiết kế lẫn ý nghĩa đều đỉnh!

Sản phẩm thủ công và DIY:

  • Sản phẩm thủ công: Vải jeans cũ có thể được tái chế và sử dụng để làm các sản phẩm thủ công như túi, gối, hoặc đồ trang trí.
Tại sao vải lụa ngọc trai có giá thành cao trên thị trường?
Vải jeans được tái chế thành túi

Vải jeans đã và đang khẳng định vị trí của mình như một biểu tượng thời trang bền bỉ, đa năng, đáp ứng nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng trên toàn cầu.

Hy vọng qua bài viết của LEIKA, bạn có hình dung rõ hơn về chất liệu này.

Hãy cùng khám phá những “bí mật” về các chất liệu khác nhau trong thời trang: Chất liệu trong thời trang Đừng quên theo dõi LEIKA để được tư vấn chi tiết hơn và cập nhật những xu hướng thời trang mới nhất nàng nhé!


Cửa hàng Messenger Zalo Tiktok