Đánh nền bị mốc là gì? Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu nhận biết lớp nền bị mốc thường dễ nhận biết bằng mắt thường:
- Lớp nền loang lổ, không đều màu.
- Vùng da mũi, cằm hoặc hai bên má khô, bong tróc rõ rệt.
- Phấn, kem bị đọng lại trong các rãnh nhỏ hoặc nếp nhăn.
- Làn da trông “bột phấn”, mất đi vẻ căng bóng khỏe mạnh.
Xem thêm: Igari Makeup là gì mà khiến gương mặt như ‘say rượu vẫn xinh đẹp”
Đánh nền bị mốc và trượt nền khác nhau như thế nào?
Nhiều chị em thường nhầm lẫn giữa “mốc nền” và “trượt nền”, nhưng thực tế đây là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau và cần cách xử lý riêng biệt.
Đặc điểm | Mốc nền | Trượt nền |
Hiện tượng | Lớp nền bong, khô, lộ vảy | Lớp nền chảy, trôi đi, loang lổ |
Nguyên nhân chính | Da thiếu ẩm, kỹ thuật sai | Da dầu, thừa độ ẩm, thời tiết nóng ẩm, thiếu cố định lớp nền |
Dấu hiệu điển hình | Khô sần, bám vảy | Nền chảy, lộ vùng da không đều |
Cách khắc phục | Cấp ẩm, dưỡng kỹ, điều chỉnh kỹ thuật | Kiểm soát dầu, dùng kem lót và phấn phủ |
Hiểu rõ sự khác biệt sẽ giúp nàng xác định đúng vấn đề và tìm cách đánh kem nền không bị mốc hay trượt hiệu quả hơn.
Xem thêm: Latina makeup là gì? Biến hóa từ “gái ngoan” đến cô nàng nóng bỏng
Nguyên nhân khiến đánh nền bị mốc
Không phải cứ dùng kem nền đắt tiền là lớp nền sẽ hoàn hảo. Một lớp nền bị mốc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

Da thiếu ẩm trầm trọng
Khi làn da không được dưỡng ẩm đầy đủ, lớp kem nền sẽ không thể bám mịn mà bị “đẩy ra ngoài”, dẫn đến tình trạng khô, bong tróc. Hiện tượng này đặc biệt thường xuyên xảy ra ở vùng chữ T và quanh miệng là những vùng dễ mất độ ẩm.
Tẩy da chết không thường xuyên
Tế bào chết tích tụ lâu ngày tạo nên lớp sừng khô ráp, khiến kem nền không tiệp vào da và dễ bị loang lổ, mốc nền. Đó là lí do khi bị mốc nền, các mảng trắng bong tróc xuất hiện khiến lớp nền trông “dơ” và giả.
Dùng sai loại kem nền
Chọn loại kem nền không phù hợp với loại da cũng dẫn đến hiện tượng nền bị mốc. Ví dụ da khô nhưng dùng kem nền lì, kiềm dầu mạnh sẽ khiến cho lớp nền thiếu đi độ ẩm tối thiểu. Sau một thời gian ngắn có thể thấy rõ hiện tượng mốc nền xảy ra.

Kỹ thuật tán kem sai
Tán kem quá dày, không dặm đều tay khiến vùng nền thiếu tự nhiên, vùng lại chưa được che phủ. Một lí do nữa khiến đánh nền bị mốc là chị em dùng cọ bẩn để tán nền. Điều này sẽ khiến lớp nền lợn cợn, bám không đều, là nguyên nhân hàng đầu gây mốc nền.
Không dùng kem lót hoặc dùng sai loại
Kem lót là bước trung gian giúp lớp nền “ăn” vào da hơn, cũng là công đoạn cấp ẩm thêm cho làn da một cách triệt để. Thiếu bước này, nền dễ bị mốc hoặc trượt do thiếu độ bám và liên kết với làn da.
Thời tiết quá hanh khô
Đặc biệt là vào mùa đông, độ ẩm không khí thấp làm lớp nền nhanh chóng khô lại và bị bong tróc. Không ít nàng da khô phải khóc thét vì cấp ẩm rất nhiều nhưng thời tiết vẫn khiến cho lớp trang điểm thất bại.
Xem thêm: Giải mã Hime Cut – Vẻ đẹp Nhật Bản được cả thế giới yêu thích
Cách đánh kem nền không bị mốc nàng cần nắm rõ
Để giữ lớp nền luôn mịn mướt, căng bóng và bám lâu, nàng có thể áp dụng các cách đánh kem nền không bị mốc sau đây:

Chuẩn bị da kỹ càng trước trang điểm
- Tẩy tế bào chết 2–3 lần/tuần để làm mịn bề mặt da.
- Dưỡng ẩm đầy đủ bằng serum và kem dưỡng trước khi trang điểm khoảng 10–15 phút. Với những nàng da khô có thể dưỡng ẩm kĩ vào đêm trước ngày cần makeup.
- Có thể xịt khoáng trước khi đánh nền để “đánh thức” làn da.
Chọn kem lót và nền phù hợp
- Với da khô, nên chọn kem nền có độ ẩm cao, kết cấu mỏng nhẹ, chứa thành phần dưỡng ẩm như Hyaluronic Acid.
- Với da dầu, chọn kem nền kiềm dầu, kiểm soát bã nhờn nhưng vẫn giữ độ ẩm nhất định.
- Luôn dùng kem lót cấp ẩm hoặc làm mịn lỗ chân lông phù hợp với tình trạng da.
Dùng mút ẩm hoặc cọ sạch, chất lượng để tán nền
- Giặt cọ và bông mút thường xuyên, phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên hoặc sấy khô trước khi sử dụng.
- Làm ẩm mút trang điểm bằng nước hoặc xịt khoáng rồi vắt ráo để giúp kem tán mịn, ăn vào da tốt hơn.
- Dặm nhẹ theo hướng từ trong ra ngoài, không miết mạnh gây vón cục.

Đánh lớp mỏng, dặm nhiều lần nếu cần
- Thay vì “trét” kem dày ngay từ đầu, hãy chia thành nhiều lớp mỏng, mỗi lớp dặm kỹ để đạt hiệu quả tự nhiên, tránh mốc.
- Chị em có thể sử dụng các sản phẩm dàn nền như spatula, cọ dàn nền chuyên dụng để lớp nền mỏng nhẹ hơn.
Dùng phấn phủ dạng bột mịn và xịt khóa nền
- Với da dễ trượt nền, phủ phấn nhẹ vùng chữ T bằng phấn phủ kiềm dầu.
- Sau cùng, xịt khoáng hoặc xịt cố định lớp nền để khóa chặt lớp makeup, tạo hiệu ứng căng mướt.
Xem thêm: Né ngay Mái Pháp nếu nàng sở hữu 3 dáng mặt sau
Tips “cấp cứu” khi lỡ đánh nền bị mốc
Dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng, đôi khi lớp nền vẫn “phản chủ”. Dưới đây là vài mẹo cứu nguy nhanh chóng cho nàng:
- Dùng tăm bông/beauty blender chấm xịt khoáng, dặm nhẹ lại vùng bị mốc.
- Thoa nhẹ serum dưỡng ẩm (loại nhanh thẩm thấu) lên vùng nền khô rồi dặm lại nhẹ nhàng.
- Dặm kem cushion thay vì tán thêm kem nền, giúp làm mượt lớp nền mà không bị dày cộm.

Xem thêm: Phong cách Bohemian là gì? Hành trình từ hoang dại đến thời thượng
Hiểu rõ nguyên nhân đánh nền bị mốc, phân biệt được mốc nền với trượt nền và nắm vững cách đánh kem nền không bị mốc chính là chìa khóa giúp nàng luôn giữ được diện mạo rạng rỡ suốt cả ngày dài, từ văn phòng cho đến buổi hẹn cuối tuần. Hãy yêu chiều làn da của mình mỗi ngày để lớp nền luôn là điểm cộng hoàn hảo cho phong cách sống hiện đại và thanh lịch của nàng. Đừng quên theo dõi LEIKA để có thêm nhiều thông tin bổ ích về thời trang, làm đẹp, các bộ sưu tập mới và chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhé!